Chuyển đổi số trong xuất nhập cảnh, nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyến 第1张 Cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Hà Nam, trao trả hộ chiếu cho công dân. (Ảnh: Thanh Tuấn/ TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an nói chung và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Quản lý xuất nhập cảnh nói riêng trong thời gian qua mang tính đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

Thủ tục làm hộ chiếu, thị thực đơn giản, thực hiện hoàn toàn qua mạng

Để đẩy mạnh chuyển đổi số thì cần đặc biệt chú trọng hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý xuất nhập cảnh.

Thời gian qua, việc rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh được tăng cường, trọng tâm là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 23).

 Chuyển đổi số trong xuất nhập cảnh, nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyến 第2张 Cán bộ, chiến sỹ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Hà Nam, tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông của công dân trên cổng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

Việc ban hành Luật này đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, đặc biệt là trong công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh; tạo thuận lợi cho công dân, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là giữa Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam với Luật Điều ước quốc tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Để phát huy hơn nữa những kết quả tích cực đã đạt được của chính sách thị thực điện tử, Luật số 23 đã sửa đổi, bổ sung quy định về thị thực điện tử, trong đó: Nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên không quá 90 ngày để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của khách du lịch quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm, xúc tiến đầu tư. Quy định thị thực điện tử có giá trị một lần hoặc nhiều lần.

Việc cho phép được lựa chọn đề nghị cấp thị thực điện tử giá trị nhiều lần giúp người nước ngoài chủ động hơn các lần nhập cảnh, xuất cảnh, góp phần giảm tải thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, nhất đối với số người có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa các quốc gia để khảo sát thị trường, xúc tiến đầu tư, ký kết hợp đồng, kiểm tra chất lượng sản phẩm…; đồng thời, giá trị nhiều lần cũng phù hợp với việc đề xuất nâng thời hạn của thị thực điện tử.

Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về diện được áp dụng cấp thị thực điện tử để mở rộng thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ và giao Chính phủ quyết định danh sách các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.