TPO - Với sự hỗ trợ kết nối của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp Việt đã từng bước vượt qua những vòng tuyển chọn gắt gao để chính thức bước chân vào chuỗi sản xuất, cung ứng linh, phụ kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu.

Trong khuôn khổ Dự án Hợp tác hỗ trợ, tư vấn cải tiến doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, ngày 12/7, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức lễ khởi động Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ năm 2024, nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.

Theo kế hoạch, năm 2024, Toyota Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cải thiện quy trình sản xuất. Đáng chú ý, trước đó cũng đã có 11 doanh nghiệp Việt đã được doanh nghiệp này hỗ trợ để bước chân vào chuỗi sản xuất ô tô khắt khe của doanh nghiệp Nhật Bản.

Tại buổi lễ phát động, ông Keisuke Tokunaga, Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh, Toyota Việt Nam cho biết, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực theo định hướng của Chính phủ với mục tiêu không chỉ là hợp tác kinh doanh mà còn là hỗ trợ từng bước để các nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô trên toàn cầu. Đây là năm thứ ba Toyota Việt Nam triển khai chương trình này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm của công ty cũng như nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp Việt.

Cũng trong buổi lễ, Toyota Việt Nam đã tổ chức chương trình gặp mặt cho 5 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần công nghệ và thương mại SIGMA VIỆT NAM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa An, Nhà máy Z131 và Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam) tại nhà máy của Toyota Việt Nam ở tỉnh Vĩnh Phúc. Mục đích của chương trình là trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp về việc tham gia chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

 Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第1张

Doanh nghiệp Việt ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI

Ông Dương Nguyên Thành, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam đánh giá việc được tham gia dự án này là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp học hỏi, cải tiến các hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng chất lượng, tiến độ và chi phí trong sản xuất để cung cấp các sản phẩm chất lượng đến khách hàng và tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển bền vững cũng như mở ra cơ hội tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Theo đại diện Toyota Việt Nam, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.Trong suốt thời gian qua, Toyota Việt Nam đã ghi nhận kết quả triển vọng bước đầu. Hiện danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã lên tới con số 60 trong đó có 13 nhà cung cấp thuần Việt, tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 1.000 sản phẩm các loại.

Từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trong nước

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam còn khá ít, mới chỉ khoảng 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...

Trên thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm... và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe. Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.

Không chỉ vậy, lĩnh vực sản xuất ôtô còn phụ thuộc lớn vào các loại chip bán dẫn. Trung bình một chiếc xe có hàng trăm bộ phận bán dẫn, kéo theo đó là có khoảng 1.400 loại chip trên xe. Trong khi đó, hiện nay chưa có doanh nghiệp trong nước nào sản xuất được đầy đủ một con chip mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo đại diện Cục Công nghiệp, từ năm 2022, Toyota Việt Nam cùng Cục Công nghiệp đã phối hợp thực hiện thêm một hoạt động mới là hỗ trợ cải tiến hoạt động cho một số doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô nhằm cải thiện quy trình sản xuất.

Theo đó, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su bằng cách cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại và cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Sau 2 năm triển khai, chương trình đã hỗ trợ 11 nhà cung cấp giảm tồn kho và diện tích nhà xưởng, tối đa hóa chi phí, tăng năng suất cũng như cải thiện môi trường làm việc của người lao động. Việc bắt tay với Toyota Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất cũng hướng đến việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp thuần Việt và cam kết đồng hành cùng sự phát triển của nền công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.

Thục Quyên Xem nhiều

Kinh tế

Chủ tịch TPHCM kêu gọi người dân đóng góp làm dự án hàng trăm tỷ USD

Kinh tế

Giá xăng giảm mạnh từ 15h chiều nay

Kinh tế

Honda Việt Nam trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Kinh tế

Sự thật về chuyến tàu Shinkansen làm thay đổi nước Nhật
Tin liên quan  Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第2张

Xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trị giá 800 triệu USD tại Thái Bình

 Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第3张

Ninh Bình: Sản xuất, lắp ráp ô tô kéo công nghiệp hỗ trợ bứt tốc

 Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第4张

Geleximco nói gì về thông tin 'bắt tay' với nhà đầu tư Trung Quốc sản xuất ô tô điện?

 Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第5张

Honda và Sony thành lập liên doanh sản xuất ô tô điện

MỚI - NÓNG  Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第6张
Anh Đỗ Minh Sang tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang
Giới trẻ TPO - Sáng 4/10, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên trọng thể. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 37 anh, chị vào Ủy ban Hội khoá mới, anh Đỗ Minh Sang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang khóa VIII tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.  Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第7张
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về công tác cán bộ
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình điều động, bổ nhiệm ông Lưu Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng làm công hỗ trợ ô tô 第8张
Giá vàng 'diễn biến lạ' giữa căng thẳng Trung Đông
Kinh tế TPO - Giá vàng ổn định trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất lớn khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).