Huy động cả hệ thống chính trị
Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính và CĐS tỉnh Hậu Giang cho biết, năm 2023, phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang tham gia Dịch vụ công trực tuyến” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được phát động với mục tiêu huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chủ động, tích cực tham gia vào quá trình CĐS toàn dân, toàn diện nhằm cải thiện tỷ lệ nộp dịch vụ trực tuyến.
Đồng thời, hình thành thói quen cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến; hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, tạo khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy mỗi doanh nghiệp, hộ gia đình, người dân tham gia các hoạt động trên môi trường số. Đến nay, tỷ lệ nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt hơn 88%; 66% dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử.
Hậu Giang đã triển khai 100% cán bộ, công chức, viên chức, tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh tham gia kênh truyền thông CĐS quốc gia trên nền tảng Zalo. Hiện nay, 100% UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh thành lập trang Zalo OA để phục vụ công tác truyền thông về CĐS.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen cho cho các tập thể đạt thành tích cao phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang tham gia dịch vụ công trực tuyến” năm 2023.
Về nhân lực số, 100% sở ngành, UBND cấp huyện và cấp xã có bố trí, phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công nghệ thông tin. Trong đó, 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở ngành, UBND cấp huyện có trình độ đại học trở lên. Đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn, phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng trong hỗ trợ người dân tham gia vào quá trình CĐS.
Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP năm 2023 của tỉnh đạt gần 9%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt gần 68%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến đạt trên 66%. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 84%...
Năm 2023, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng mức độ CĐS của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện: Khối sở ngành (19 đơn vị) có 12 đơn vị xếp loại xuất sắc, 6 đơn vị xếp loại tốt và 1 đơn vị xếp loại khá; khối ngành dọc cấp tỉnh (5 đơn vị) có 100% xếp loại xuất sắc; UBND cấp huyện (8 đơn vị) có 3 đơn vị xếp loại xuất sắc, 3 đơn vị xếp loại tốt và 2 đơn vị xếp loại khá.
Theo kết quả phát động phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang nộp dịch vụ công trực tuyến” năm 2023, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến cấp huyện đạt bình quân trên 73%, cấp xã đạt trên 97%...
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo công tác chuyển đổi số năm 2024.
Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh tổ chức thành công Tuần lễ CĐS và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, là năm thứ 2 phát động phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang tham gia dịch vụ công trực tuyến”. Qua đó, đã huy động tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia tích cực vào quá trình CĐS, góp phần nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến.
Về thể chế số, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và CĐS, quyết định phê duyệt đề án thành lập Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang... Điều đó đã phản ánh quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong thúc đẩy CĐS, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm và hiện đại hóa trong quản lý nhà nước, tạo thuận lợi và phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Thanh cho rằng, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục. Cụ thể như, một số lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thật quyết liệt cho công tác CĐS; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu lĩnh vực công nghệ thông tin, CĐS chưa đáp ứng yêu cầu thực tế…
Không ai đứng ngoài cuộc
Chỉ đạo nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang lưu ý, không ai đứng ngoài cuộc nhiệm vụ CĐS. Các sở ngành và địa phương tập trung bám sát, triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung về CĐS. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về CĐS. Hoàn thành các dự án cơ sở dữ liệu ngành theo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025.
Đại biểu tham quan tại Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Hậu Giang 2024
Sở TT&TT rà soát, ban hành các quy chế hoạt động của Khu công nghệ số, Trung tâm dữ liệu và các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; cải thiện, nâng cao các chỉ số về CĐS cấp tỉnh năm 2024. Nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh, xây dựng mạng diện rộng và vận hành dự án đô thị thông minh cho TP Vị Thanh.
Tiếp tục lấy ý kiến, nghiên cứu, triển khai hoàn chỉnh chức năng “Ghi nhật ký công việc” trên hệ thống quản lý văn bản theo hướng đơn giản, tiện ích. Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai thí điểm mô hình “Xã nông thôn mới thông minh” trên địa bàn tỉnh. Các sở ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng hạ tầng Khu công nghệ số, thu hút đầu tư vào khu này, góp phần tăng trưởng kinh tế số của tỉnh...
Dịp này, tỉnh Hậu Giang khai trương ứng dụng Hậu Giang trên nền tảng Zalo. Với ứng dụng này, người dùng có thể dễ dàng thao tác như một trang Zalo trong đó có các tính năng như phản ánh hiện trường, chợ nông sản, giới thiệu việc làm, bản đồ số, nộp hồ sơ trực tuyến và tra cứu hồ sơ. Ngoài ra, còn có tính năng điểm danh trực tuyến tự động, dịch vụ đô thị thông minh như giám sát môi trường, kiểm tra nguồn nước…
Thực hiện CĐS năm 2024, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp cơ sở được xử lý trên môi trường mạng. Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận và xử lý trực tuyến đạt 90%. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên 60%. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn 95%.
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng lao động điện tử đạt 100%. Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng CĐS. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%. Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình “Xã nông thôn mới thông minh” trên địa bàn tỉnh...
Xem nhiềuKinh tế
Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?
Kinh tế
Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới
Kinh tế
Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội
Kinh tế
Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?
Xã hội
Đăng thảo luận