Kinh tế Mỹ và châu Âu có nguy cơ chệch hướng - Những tín hiệu cảnh báo 第1张 Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị ở California, Mỹ, ngày 15/5/2024. (Ảnh: THX/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Không gây tổn thương, chỉ mang lại tích cực. Đó là thông điệp đầy bất ngờ từ thị trường lao động tại Mỹ và châu Âu trong hai năm qua. Mặc dù lãi suất tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp.

Điều này đã giúp các ngân hàng trung ương ở hai bờ Đại Tây Dương tin tưởng rằng họ có thể đạt được cú "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế, tức là kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế lớn.

Vấn đề hiện tại của các ngân hàng trung ương này là sức mạnh bất ngờ của thị trường lao động đang có dấu hiệu suy yếu. Khi điều đó xảy ra, các cuộc suy thoái kinh tế thường sẽ theo sau.

Sự phục hồi trong ngỡ ngàng

Nhà kinh tế học người Anh William Henry Beveridge từng nói rằng: "Thất nghiệp giống như một cơn đau đầu hoặc sốt cao- khó chịu và mệt mỏi nhưng không giải thích được nguyên nhân của nó."

Định nghĩa nổi tiếng của ông Beveridge về thất nghiệp dường như đã bị đảo lộn. Thị trường lao động tại hầu hết các nền kinh tế phương Tây đã phục hồi mạnh mẽ kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc, khiến các ngân hàng trung ương và Phố Wall ngỡ ngàng.

Thực tế là, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát cao do những gián đoạn kinh tế từ đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.

Lãi suất vay mượn cao thường làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, giảm doanh thu của các công ty và buộc họ phải cắt giảm chi phí bằng cách sa thải lao động. Những người thất nghiệp thắt chặt chi tiêu, làm giảm doanh thu của các công ty và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Chu kỳ tiêu cực này thường chỉ kết thúc khi lãi suất giảm trở lại.