Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết như vậy tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo - liều thuốc phát triển ngành y dược”, do báo Đầu tư phối hợp tổ chức ngày 25/9, tại Hà Nội.
Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 80% thuốc điều trị, nhưng có tiềm lực lớn về vùng nguyên liệu để làm thuốc. Hiện nay, thị trường dược phẩm Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh với tổng giá trị từ 3,4 tỷ USD trong năm 2015 lên đến 7,2 tỷ USD vào năm 2023. Sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc điều trị.
Ngành y dược Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Mức tăng trưởng nhanh chóng trong sản xuất thuốc nội địa cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dược phẩm và trở thành trung tâm dược phẩm của khu vực. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong ngành sản xuất thuốc hiện nay đã rất sẵn sàng. Theo các quy định sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất những ưu tiên cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam, bao gồm việc ưu tiên cấp giấy phát hành, ưu tiên nằm trong danh sách thuốc được ban hành...
Việt Nam khát vọng trở thành nước dẫn đầu khu vực về thử nghiệm, nghiên cứu và sản xuất thuốc chất lượng cao, đến năm 2045 đóng góp 20 tỷ USD vào GDP cả nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thêm: “Ngành dược Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Năm 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng định hình hoạt động của ngành y dược trong một thập kỷ tới, góp phần thúc đẩy đầu tư hệ thống y tế bền vững, và kiến tạo một hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.
Ông Lê Minh Sang, chuyên gia y tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng để đổi mới ngành y dược, Việt Nam cần tập trung vào một số nội dung như tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn dữ liệu và khả năng tương tác để hỗ trợ các loại luồng thông tin y tế rộng hơn và sâu hơn; đảm bảo việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn của các nhà cung cấp công nghệ thông tin y tế; cần tận dụng các nguồn dữ liệu y tế mới nổi để hỗ trợ lập kế hoạch, quản lí, giám sát y tế công cộng…
Bên cạnh những giải pháp trên, để tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành y dược, các đại biểu cho rằng, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. Trong đó, để thu hút được dòng vốn đầu tư, bà Radhika Bhalla, Tổng Giám đốc Viatris Việt Nam và Các thị trường Liên minh châu Á cho biết, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trong nước trong ngành dược phẩm đã được xác định là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục đăng kí và chính sách đầu tư.
Bà Radhika Bhalla cho rằng, cần thiết cải cách pháp lí để tạo môi trường đầu tư nước ngoài rõ ràng và hấp dẫn hơn cho ngành công nghiệp dược phẩm. Theo đó, Việt Nam có thể tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa quy trình cấp phép cho thuốc chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, việc giảm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các mô hình chuyển giao công nghệ có thể thu hút nhiều đầu tư vào chuyên môn hơn từ các công ty đa quốc gia vào Việt Nam. Về lâu dài sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước song song với việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hà Minh Xem nhiềuSức khỏe
Cứu sống thiếu niên nguy kịch do viêm tụy hoại tử chảy máu ổ bụng hiếm gặp
Sức khỏe
'Trai bao' ngỡ ngàng vì quý bà đại gia thẳng tay 'đá' mình, thay tình trẻ trong nháy mắt
Sức khỏe
Gia Lai: Bệnh nhân vỡ ruột thừa do chẩn đoán sai, bệnh viện họp rút kinh nghiệm
Sức khỏe
AI có thể dự đoán nguy cơ ung thư vú cực chuẩn xác
Sức khỏe
Đăng thảo luận