Trái cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng đôi khi dùng trái cây không đúng lúc cũng không tốt, nhất là khi dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.
Nước ép quả bưởi
nước ép bưởi'>nước ép bưởi">Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:
Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…): khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.
Bưởi là 'hắc tinh' của khá nhiều loại thuốc.
Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.
Trái cam, quýt, chanh
Loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm (ibuprofen, diclofenac…), trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.
Nước cam, chanh chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh...Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit. Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với thuốc chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.
Nước ép táo
Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Cũng không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn.
Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin.Chuối
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu. Bởi nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu.
Nước nho ép
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh.Các rau củ giàu vitamin K (bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp …): Cần ăn rất ít các thức ăn này khi đang uống các thuốc chống đông. Các thức ăn này làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì nguy cơ tạo huyết khối tăng (tạo cục máu đông trong lòng mạch).
Lời khuyên cho người dùng thuốc
Không dùng nước trái cây để uống thuốc. Ngoài ra các loại nước không nên dùng với thuốc nữa là: sữa, trà, coca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.
Để tăng hiệu quả dùng thuốc, mọi người cần lưu ý: Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu. Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như; canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.
‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 23/09/2024Sức khỏe
Vỡ túi phình mạch máu não, người phụ nữ gục xuống khi đang nấu cơm
Sức khỏe
Thực phẩm rã đông có bị mất chất và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh?
Sức khỏe
Bình Định ghi nhận ca bệnh tử vong do nhiễm Cúm A/H1pdm
Sức khỏe
Sức khỏe và diện mạo của bạn như thế nào khi 60 tuổi?
Sức khỏe
Đăng thảo luận