TPO - Việc khắc phục sự cố rò rỉ của ISS vẫn đang được tiến hành, trong đó NASA và Nga hiện đã xác định được 50 "khu vực đáng lo ngại" và bốn vết nứt.  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第1张

Trạm vũ trụ quốc tế. (Ảnh: NASA)

Vụ rò rỉ hệ thống làm mát dự phòng đã diễn ra từ năm 2019 tại phân khu Nga của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và là trọng tâm của một báo cáo mới từ Văn phòng Tổng thanh tra (OIG) của NASA được công bố vào tháng 9.

Các viên chức NASA, phát biểu trên tờ Washington Post, họ đang theo dõi bốn vết nứt và 50 "khu vực đáng lo ngại" khác trên ISS. Các vết nứt "đều đã được Roscosmos che phủ bằng hỗn hợp keo dán và miếng vá", NASA lưu ý và việc sửa chữa vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, khu vực rò rỉ là rủi ro cao nhất, ở mức 5 trên thang điểm 5, trong các đánh giá rủi ro nội bộ của NASA.

Các phi hành gia của NASA cũng ở lại khu phức hợp quỹ đạo thuộc Mỹ để gần với các phương tiện thoát hiểm của họ, trong trường hợp cần phải sơ tán. Tuy nhiên, NASA đã nhiều lần nhấn mạnh rằng vụ rò rỉ không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào đối với các phi hành gia.

Vụ rò rỉ đã diễn ra trong năm năm và các bản vá đã được tiến hành kể từ khi phát hiện lần đầu tiên. Các quan chức cơ quan đã lưu ý rằng, công việc sửa chữa đã giảm lượng rò rỉ lớn được quan sát thấy xuống khoảng một phần ba.

ISS được cho là sẽ tồn tại đến năm 2030 để phục vụ nhu cầu nhân sự của NASA và cũng để cung cấp nghiên cứu quỹ đạo Trái đất thấp thương mại.

SpaceX đã được giao nhiệm vụ chế tạo một tàu vũ trụ loại Dragon lớn để đưa ISS ra khỏi quỹ đạo, theo một hợp đồng với NASA vào đầu năm nay. OIG tuyên bố sẽ tìm hiểu thêm về lịch trình, chi phí và rủi ro liên quan đến phương tiện mới và kế hoạch đưa ra khỏi quỹ đạo.

ISS là một tổ hợp công trình quốc tế gồm bảy modul, dài 109 m, hoạt động trên quỹ đạo thấp của Trái đất. Trạm vũ trụ bao gồm một bệ nặng 460 tấn, có phi hành đoàn thường trực, quay quanh quỹ đạo cách Trái đất hơn 400 km. Nó lớn gấp bốn lần trạm vũ trụ Mir của Nga và lớn gấp năm lần Skylab của Mỹ.

Việc xây dựng trạm ISS được bắt đầu vào năm 1998 và kéo dài cho đến khi hoàn thành vào năm 2011 với sự tham gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Canada.

Vào thời điểm trạm được lên kế hoạch xây dựng, NASA và các đối tác ban đầu dự kiến khai thác ISS trong vòng 15 năm. Song, thời gian sử dụng trạm đã kéo dài hơn dự kiến và tới nay, trạm vũ trụ này vẫn được sử dụng để làm nơi thực hiện các nghiên cứu khoa học.

Đến nay, trạm vũ trụ vẫn là thành quả lớn nhất của nỗ lực hợp tác toàn cầu, với 273 người từ 21 quốc gia đã đến thăm phòng thí nghiệm trên trạm, hàng nghìn công trình nghiên cứu được thực hiện, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.

NASA gần đây thông báo Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), đã hoạt động trên quỹ đạo được 25 năm, sẽ chính thức ngừng hoạt động vào năm 2031, và sẽ được cư trú ở Point Nemo.

Nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực, Point Nemo còn được gọi là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Nó xa đến mức phải mất nhiều ngày vượt qua 2.700km đại dương để đến mảnh đất gần nhất.

Đại dương ở Point Nemo sâu hơn 4.000m. Tên của nó được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của đại văn hào Pháp Jules Verne.

Kể từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống đại dương tại Point Nemo.

 NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第2张 SpaceX sẽ giải cứu các phi hành gia trên ISS, Boeing thêm mất mặt 25/08/2024  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第3张 Các phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS hi vọng sớm trở về Trái đất 12/07/2024  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第4张 Vật thể lao vào nhà dân ở Mỹ thực sự là rác vũ trụ từ ISS 18/04/2024  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第5张 Tìm thấy quả cà chua 'mất tích' suốt 8 tháng trên trạm vũ trụ ISS 11/12/2023  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第6张 Người phụ nữ Ả-rập Xê-út đầu tiên bay lên ISS 22/05/2023  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第7张 Nga bất ngờ đưa tàu vũ trụ lên ISS giải cứu phi hành đoàn bị mắc kẹt về Trái đất 23/02/2023  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第8张 Nga lên kế hoạch giải cứu 3 phi hành gia trên ISS sau sự cố rò rỉ 12/01/2023 Hà Thu Theo Space.com Xem nhiều

Khoa học

Cuộc đua không khoan nhượng của các cường quốc bán dẫn

Khoa học

Bắt được trăn đất quý hiếm khi đi làm đồng

Xã hội

Nhìn gần hang động đẹp mê hồn vừa được phát hiện ở Thanh Hoá

Khoa học

Sự thật về xác người đàn ông thời Trung cổ bị ném xuống giếng

Khoa học

Sự thật về con thiên nga nhồi len 2.300 năm tuổi ở Siberia
Tin liên quan  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第2张

SpaceX sẽ giải cứu các phi hành gia trên ISS, Boeing thêm mất mặt

 NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第3张

Các phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS hi vọng sớm trở về Trái đất

 NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第4张

Vật thể lao vào nhà dân ở Mỹ thực sự là rác vũ trụ từ ISS

 NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第12张

Nga lại gặp sự cố rò rỉ khó hiểu trên trạm vũ trụ ISS

 NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第5张

Tìm thấy quả cà chua 'mất tích' suốt 8 tháng trên trạm vũ trụ ISS

MỚI - NÓNG  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第14张
Xây dựng thanh niên Điện Biên có tâm, trí, tài
Giới trẻ TPO - Sáng 29/10, phiên trọng thể Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Điện Biên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh.  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第15张
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam
Thế giới TPO - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.  NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS 第16张
Không khí lạnh, hoàn lưu vùng thấp gây mưa to, gió lớn, ngập úng tại Thừa Thiên-Huế
Xã hội TPO - Không khí lạnh, hoàn lưu vùng thấp đã gây mưa to, gió lớn, biển động, ngập úng tại tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) trong nhiều giờ qua.