Nguồn gốc của tiểu hành tinh đã "xóa sổ" loài khủng long trên Trái Đất 第1张 (Nguồn: National Geographic) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Kỷ Phấn Trắng đã kết thúc trong một thảm họa khủng khiếp có nguồn gốc từ ngoài Sao Mộc.

Một tiểu hành tinh rộng hơn sáu dặm (gần 10km) đã đâm vào vùng Trung Mỹ thời tiền sử, gây ra xung nhiệt toàn cầu và nhiều năm mùa Đông, xóa sổ hơn 60% các loài từng được biết đến.

Đó là “thời khắc diệt vong” của các loài khủng long phi điểu, như Tyrannosaurus rex và Triceratops, cũng như các loài thằn lằn bay biết bay, loài thủy quái mosasaur và nhiều loài bò sát khác.

Theo National Geographic, giờ đây các nhà địa chất đã xác định được tiểu hành tinh tàn khốc này đến từ đâu. Khối đá khổng lồ này không quay quanh quỹ đạo gần đó mà đã di chuyển qua Hệ Mặt Trời của chúng ta trong quá trình va chạm của nó.

Vụ va chạm để lại một hố khổng lồ được gọi là Chicxulub bên dưới bờ biển Mexico. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của vụ va chạm mà các nhà địa chất nhận thấy là sự gia tăng đột biến toàn cầu của một kim loại gọi là iridi trong lớp đá phân chia kỷ Phấn Trắng với kỷ tiếp theo - kỷ Paleogen.

Lớp giàu iridi được gọi là ranh giới K/Pg, và một kim loại tương tự trong cùng loại đá đã cung cấp “dấu vân tay địa chất” cho biết tiểu hành tinh đến từ đâu. Kim loại này là rutheni.

Giống như iridi, rutheni là một kim loại hiếm trong lớp vỏ Trái Đất nhưng thường được tìm thấy trong các thiên thạch và tiểu hành tinh. Đá ranh giới tuyệt chủng có mức rutheni cao.

Tuy nhiên, điều làm cho rutheni trở nên quan trọng là mức độ đồng vị hoặc các phiên bản khác nhau của nguyên tố này thay đổi giữa các thiên thạch từ các phần khác nhau trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.