Chị T.T.H (43 tuổi ở Hà Tĩnh), bị viêm khớp dạng thấp 20 năm nay. Qua tìm hiểu trên mạng, chị đã sử dụng phương pháp cho ong đốt vào chân để chữa viêm khớp và cảm thấy tình trạng đỡ hơn. Tháng trước, khi cơn đau tái phát, bệnh nhân tiếp tục áp dụng phương pháp này.
Sau khi ong đốt chi chít ở cả hai đầu gối, bệnh nhân được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt liên tục, cẳng chân phải sưng đỏ, mu bàn chân phải loét, chảy mủ, biến dạng khớp tay... Kết quả, chị H được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm mô bào cẳng bàn chân phải trên nền bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Bệnh nhân 44 tuổi nguy kịch vì tự ý dùng nhiều loại thuốc chữa bệnh
Bác sĩ Vũ Thị Hương Giang, Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết, bệnh nhân nữ (66 tuổi, ở Bắc Ninh) có thói quen tự điều trị bằng thuốc bắt mạch mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Khoảng hai tháng trước khi nhập viện, bà bắt đầu tự cắt thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để uống với liều lượng rất cao: 50 viên mỗi lần, hai lần mỗi ngày, trong vòng 20 ngày liên tục. Sau khi sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe của bà ngày càng suy giảm.
Mặc dù đã được chăm sóc và điều trị 3 tuần ở 2 cơ sở y tế tuyến trước nhưng tình trạng người bệnh vẫn xấu đi, với dấu hiệu suy gan rõ rệt: chỉ số vàng da tăng gấp 15 lần bình thường và men gan gấp 20 lần bình thường. Khi bà nhập viện tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ đã nghi ngờ bà bị ngộ độc thuốc Đông y, gây ra viêm gan nhiễm độc cấp. Sau 10 ngày điều trị tích cực với các thuốc nội khoa để nâng đỡ chức năng gan, tình trạng của bệnh nhân cải thiện đáng kể.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ 54 tuổi ở Hà Nội có tiền sử đau xương khớp, thường xuyên sử dụng thuốc điều chế mua trên mạng có tên “Liên Hoa Sơn” kết hợp với việc uống lá đu đủ và củ dáy để tự điều trị. Bà đã sử dụng thuốc liên tục trong hơn một tháng và ngưng sử dụng gần hai tháng trước khi nhập viện. Dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm gan nhiễm độc cấp nghi do thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần.
Bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Giang là trường hợp nặng nhất. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do xơ gan giai đoạn cuối trên nền viêm gan C và gút. Bệnh nhân có thói quen uống rượu thường xuyên. Tháng 10/2023, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện thêm các triệu chứng vàng da và chướng bụng, các biểu hiện điển hình của xơ gan giai đoạn cuối.
Người nhà bệnh nhân chia sẻ, những năm qua, bệnh nhân đã gặp nhiều thầy lang để lấy thuốc điều trị gút và các vấn đề khác về sức khỏe. Sau khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc Đông y để điều trị. Đặc biệt, khi phát hiện tình trạng xơ gan, bệnh nhân đã chuyển sang sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị gan. Tuy nhiên, các loại thuốc này đã làm bệnh tình trở nên nặng hơn.
Cẩn trọng với “bác sĩ mạng”
Bác sĩ Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp viêm gan B, C trong tình trạng nghiêm trọng, do bệnh nhân không điều trị đúng cách và tự ý dùng các thuốc không rõ nguồn gốc. Khi nhập viện, gan của họ thường đã bị tổn thương nặng, không thể chuyển hóa các chất độc trong cơ thể, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận