Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới" ngày 1/11, TS. Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng ban Phân tích và Dự báo của Viện Nghiên cứu, quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, kinh tế Việt Nam năm 2024 đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ, dự kiến từ 6,8 - 7%.
Tuy nhiên, ông Thọ cảnh báo, cơ cấu kinh tế trong nước vẫn còn yếu và gặp khó khi mở rộng ra thị trường quốc tế. Cụ thể, năm nay kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 28,1, thấp hơn mức 45,8% năm 2010.
Năm nay kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 28,1%.
“Ở giai đoạn trước, cứ 100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 50 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, như vậy còn 50 doanh nghiệp bổ sung cho năm tiếp theo. Năm 2024, cứ 100 doanh nghiệp vào thị trường thì có tới 89 doanh nghiệp rời khỏi, như vậy chỉ còn 11 doanh nghiệp tham gia vào năm tiếp theo”, ông Nguyễn Hữu Thọ phân tích.
Theo ông Thọ, năm 2025 địa chính trị trên thế giới có sự bất ổn, nhiều diễn biến khó lường, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đánh giá sẽ khởi sắc hơn nhờ phục hồi của tăng trưởng thương mại và kiểm soát lạm phát tốt hơn.
Nhận định về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ông Thọ cho biết xu hướng dòng chảy FDI đổ về ASEAN, châu Á sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2025 và là điểm sáng. Tuy nhiên, hiện nay phạm vi tác động của FDI chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào 14 tỉnh thành như: Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… (chiếm 74% tổng FDI trên cả nước).
Thị trường trong nước năm 2025 được nhận định là không có nhiều biến động về sức mua, vì thu nhập của người Việt Nam chưa đột phá.
Các chuyên gia tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 (ảnh: Ngọc Mai).
Về thị trường xuất khẩu, năm 2025 được dự báo tiếp tục tăng trưởng khá như năm nay. Tuy nhiên, nếu diễn biến địa chính trị thế giới không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu cũng như nhập khẩu, vì chi phí vận tải đường biển tăng...
Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM - cho rằng, cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển.Trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi, thị trường xuất khẩu Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối diện rủi ro từ các bất ổn địa chính trị, xu hướng gia tăng phòng vệ thương mại và chi phí vận tải cao. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí để tăng khả năng cạnh tranh.
Theo bà Minh, bức tranh kinh tế năm 2025 sẽ tươi sáng hơn khi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp tại vùng khó khăn, được chú trọng. Những sáng kiến này bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp quay lại thị trường, doanh nghiệp mới và doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào những ngành tạo ra hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.
Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu bão số 3 25/09/2024 Đưa quan hệ kinh tế Việt Nam-Cuba lên ngang tầm mối quan hệ chính trị tốt đẹp 22/09/2024 Á hậu Việt Nam 2022 tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 14/09/2024Kinh tế
Đề xuất bổ sung thêm 2 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua Khánh Hòa
Kinh tế
Giá vàng đứng im, sắp có ‘sóng’ mới?
Kinh tế
Gửi tiền tiết kiệm nhận lãi suất cao thế nào?
Hàng không - Du lịch
Thêm tuyến đường kết nối sân bay Long Thành
Kinh tế
Đăng thảo luận