Các nhà nghiên cứu tin rằng chiếc thìa được làm bằng nhựa và kim loại này có khả năng khuyến khích một lối sống lành mạnh hơn. Tại Nhật Bản, người trưởng thành tiêu thụ trung bình khoảng 10g muối mỗi ngày, gấp đôi lượng khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Lượng natri dư thừa là một trong những nguy cơ dẫn đến cao huyết áp, đột quỵ và nhiều bệnh khác.
Theo một cuộc khảo sát của nhà sản xuất Kirin vào năm 2021, những người cố gắng hạn chế ăn muối thường phàn nàn rằng thức ăn trở nên vô vị. Thìa Muối Điện hoạt động bằng cách truyền một dòng điện rất nhỏ qua đầu thiết bị để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi.
Hiện tượng này làm tăng độ mặn của thực phẩm lên gấp rưỡi, theo Kirin. Công ty này hiện đang chuyển nhiều hơn sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thay vì hoạt động kinh doanh bia truyền thống.
Chiếc thìa điện tập trung vào những người muốn cắt giảm lượng muối ăn
Thiết bị này được đồng phát triển với giáo sư Homei Miyashita của Đại học Meiji, người trước đây đã phát minh phiên bản nguyên mẫu của đũa điện có khả năng tăng cường vị giác. Ông đã đoạt giải Ig Nobel Dinh dưỡng năm ngoái.
Chiếc thìa nặng 60g và chạy bằng pin lithium có thể sạc lại. Kirin cho biết người dùng có thể tùy thích chọn cường độ từ bốn cấp độ khác nhau. Hiện 200 mặt hàng này sẽ được bán trực tuyến với giá 19.800 Yen (3,2 triệu VND), và sau đó nó sẽ xuất hiện giới hạn tại một nhà bán lẻ Nhật Bản trong tháng này.
Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ có một triệu người dùng trên toàn thế giới trong vòng 5 năm tới. “Nhật Bản có nền văn hóa ẩm thực thiên về vị mặn”, nhà nghiên cứu Ai Sato của Kirin cho biết. “Người Nhật nói chung cần giảm lượng muối ăn, nhưng họ khó có thể từ bỏ những món ăn quen thuộc. Đó là lý do khiến chúng tôi phát triển chiếc thìa điện này”.
Xem nhiềuKhoa học
Hoàn toàn bất ngờ về loại gỗ mới được phát hiện
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Công nghệ AI và sức mạnh từ chip AMD trong HP ProBook 405 series G11
Khoa học
Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại các trường đại học: Doanh thu còn thấp
Khoa học
Đăng thảo luận