Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, thú. Trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.
Heo rừng.
Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc triển khai hoạt động thực địa lắp đặt bẫy ảnh thu số liệu tại lâm phận rừng phòng hộ.
Đơn vị sử dụng bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại, để ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn trên mặt đất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.
Kết quả, có 24 loài động vật (15 loài thú và 9 loài chim) đã được ghi nhận, gồm khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, mang đỏ, heo rừng, sơn dương, mèo rừng, chồn bạc má, cầy vòi hương, sóc vằn lưng, sóc bụng đỏ, sóc bay trâu, nhím, đồi, nhen, tê tê java, công, gà rừng, đa đa, trảu đầu hung, chèo bẻo rừng, chích choè lửa, khướu khoang cổ, khướu mào trắng và chim cú muỗi đuôi dài.
Trong đó có 5 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cần được bảo vệ nghiêm ngặt là chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương và khỉ đuôi lợn.
Rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc rộng khoảng 27.700 ha nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, giáp tỉnh Ninh Thuận, gồm các kiểu rừng khộp rụng lá vào mùa khô, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thường xanh nửa rụng lá và thường xanh... trải dài trên địa hình núi cao.
Cầy vòi hương.
Chà vá chân đen.
Chèo bẻo rừng.
Chích chòe lửa.
Chồn bạc má.
Công Pavo.
Cú muỗi đuôi dài.
Đa đa.
Gà rừng.
Khỉ đuôi lợn.
Khướu khoang cổ.
Khướu mào trắng.
Mang đỏ.
Mèo rừng.
Nhím.
Sóc bay trâu.
Sóc bụng đỏ.
Sơn dương.
Tê tê java.
Tàng trữ mua bán thú quý hiếm, bị phạt gần 1,2 tỷ đồng 20/12/2022 Nhiều loài thú quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 04/01/2022 Bị phạt gần 300 triệu đồng vì vận chuyển 3 con thú quý hiếm 07/10/2020 Giải cứu nhiều con thú quý hiếm sắp lên bàn nhậu 02/09/2020Thế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận