(Dân trí) - Trung bình mỗi năm, số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài gửi về quê là khoảng 345 triệu USD. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, nhiều địa phương thành "làng tỷ phú".
Ngày 2/8, Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thường Xuân tổ chức hội nghị giới thiệu chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận cho người lao động các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Chính sách ưu đãi với lao động nghèo
Tại hội nghị, đại điện Trung tâm lao động ngoài nước, Văn phòng Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) tại Việt Nam đã thông tin một số nội dung về chế độ, chính sách, nghĩa vụ, điều kiện tham gia xuất khẩu lao động theo chương trình EPS (đi Hàn Quốc); Chương trình IM Japan (đi Nhật); chương trình tuyển dụng trực tiếp đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)…
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quách Tuấn).
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, cho biết thực hiện kế hoạch 602-KH/ĐU của Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH về việc hỗ trợ huyện Thường Xuân giảm nghèo, Trung tâm được giao nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện này đi lao động ở nước ngoài.
Ông Hồng nhấn mạnh, người lao động tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận chỉ phải đóng góp chi phí hành chính rất thấp, được công bố công khai, thậm chí có chương trình còn miễn phí hoàn toàn.
"Với chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản, người lao động thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách… ở huyện Thường Xuân và các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa sẽ được tài trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, học tập khi tham gia", ông Hồng dẫn chứng.
Nhờ đi lao động ở nước ngoài, nhiều hộ dân huyện miền núi Thanh Hóa thoát nghèo, vươn lên làm giàu (Ảnh: Thanh Tùng).
Theo ông Hồng, Thanh Hóa đang là tỉnh đứng đầu cả nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận.
Đối với Chương trình EPS, từ 2004 đến nay, Thanh Hóa có 15.756 lao động xuất cảnh, đứng đầu cả nước (chiếm 11,7% tổng số lao động Việt đi Hàn Quốc). Tính riêng giai đoạn từ 2022 đến nay, số lượng lao động ở Thanh Hóa tham gia Chương trình EPS tăng đột biến, chiếm đến 25,6% cả nước.
"Từ 2022 đến nay, có 2.014 lao động của 6 huyện nghèo ở Thanh Hóa đã xuất cảnh theo chương trình EPS. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay đã có 244 lao động sang Hàn. Trung bình mỗi lao động khi hồi hương, số tiền tiết kiệm gửi về từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Đây không chỉ là con đường thoát nghèo với nhiều người lao động mà còn là cơ hội làm giàu cho gia đình, quê hương…", ông Hồng nói.
Đoàn viên, học sinh, người lao động tìm hiểu thông tin về các chương trình lao động ở nước ngoài (Ảnh: Quách Tuấn).
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Ngọc Túy, Chánh văn phòng Đảng-Đoàn thể, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết thời gian qua đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ huyện Thường Xuân giảm nghèo. Đối với chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận, ông Túy đề nghị Sở LĐ-TB&XH, lãnh đạo các huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tích cực để người lao động tham gia đạt hiệu quả cao nhất.
Làm giàu nhờ kiều hối
Ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, cho biết năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã đưa được 15.129 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã đưa 7.414 lao động xuất cảnh, trong đó huyện Thường Xuân có 155 người.
Theo ông Trung, tổng số lao động của tỉnh Thanh Hóa đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài là trên 40.000 người, tập trung chủ yếu ở các thị trường như Nhật Bản (15.000 lao động); Đài Loan (Trung Quốc) (14.000 lao động); Hàn Quốc (8.000 lao động).
"Hàng năm số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình ước khoảng 345 triệu USD, tương đương 8.250 tỷ đồng. Số tiền gửi về đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu", ông Trung nhấn mạnh.
Ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quách Tuấn).
Lợi thế khác, người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức, kỷ luật nên khi về nước có cơ hội việc làm và tự tạo việc làm tốt hơn. Nhiều người lao động sau khi hồi hương đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh... góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm, phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thường Xuân, cho biết thời gian qua, nhận thức của người dân về chương trình đi lao động ở nước ngoài đã có chuyển biến rõ nét, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.
"Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc đi lao động ở nước ngoài. Chúng tôi cũng mong muốn các huyện tham gia chương trình tích cực hỗ trợ, chia sẻ thông tin, cách làm sáng tạo để chương trình được hiệu quả hơn nữa, qua đó giải quyết nhu cầu việc làm, học nghề hoặc xuất khẩu lao động, giúp người dân ổn định thu nhập, giảm nghèo bền vững...", ông Đứng nói.
Lao động - Việc làm8.250 tỷ đồng kiều hối "chảy về" Thanh Hóa mỗi năm
(Dân trí) - Trung bình mỗi năm, số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài gửi về quê là khoảng 345 triệu USD. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, nhiều địa phương thành "làng tỷ phú".
Ngày 2/8, Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thường Xuân tổ chức hội nghị giới thiệu chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận cho người lao động các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Chính sách ưu đãi với lao động nghèo
Tại hội nghị, đại điện Trung tâm lao động ngoài nước, Văn phòng Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) tại Việt Nam đã thông tin một số nội dung về chế độ, chính sách, nghĩa vụ, điều kiện tham gia xuất khẩu lao động theo chương trình EPS (đi Hàn Quốc); Chương trình IM Japan (đi Nhật); chương trình tuyển dụng trực tiếp đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)…
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quách Tuấn).
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, cho biết thực hiện kế hoạch 602-KH/ĐU của Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH về việc hỗ trợ huyện Thường Xuân giảm nghèo, Trung tâm được giao nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện này đi lao động ở nước ngoài.
Ông Hồng nhấn mạnh, người lao động tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận chỉ phải đóng góp chi phí hành chính rất thấp, được công bố công khai, thậm chí có chương trình còn miễn phí hoàn toàn.
"Với chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản, người lao động thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách… ở huyện Thường Xuân và các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa sẽ được tài trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, học tập khi tham gia", ông Hồng dẫn chứng.
Nhờ đi lao động ở nước ngoài, nhiều hộ dân huyện miền núi Thanh Hóa thoát nghèo, vươn lên làm giàu (Ảnh: Thanh Tùng).
Theo ông Hồng, Thanh Hóa đang là tỉnh đứng đầu cả nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận.
Đối với Chương trình EPS, từ 2004 đến nay, Thanh Hóa có 15.756 lao động xuất cảnh, đứng đầu cả nước (chiếm 11,7% tổng số lao động Việt đi Hàn Quốc). Tính riêng giai đoạn từ 2022 đến nay, số lượng lao động ở Thanh Hóa tham gia Chương trình EPS tăng đột biến, chiếm đến 25,6% cả nước.
"Từ 2022 đến nay, có 2.014 lao động của 6 huyện nghèo ở Thanh Hóa đã xuất cảnh theo chương trình EPS. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay đã có 244 lao động sang Hàn. Trung bình mỗi lao động khi hồi hương, số tiền tiết kiệm gửi về từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Đây không chỉ là con đường thoát nghèo với nhiều người lao động mà còn là cơ hội làm giàu cho gia đình, quê hương…", ông Hồng nói.
Đoàn viên, học sinh, người lao động tìm hiểu thông tin về các chương trình lao động ở nước ngoài (Ảnh: Quách Tuấn).
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Ngọc Túy, Chánh văn phòng Đảng-Đoàn thể, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết thời gian qua đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ huyện Thường Xuân giảm nghèo. Đối với chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận, ông Túy đề nghị Sở LĐ-TB&XH, lãnh đạo các huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tích cực để người lao động tham gia đạt hiệu quả cao nhất.
Làm giàu nhờ kiều hối
Ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, cho biết năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã đưa được 15.129 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã đưa 7.414 lao động xuất cảnh, trong đó huyện Thường Xuân có 155 người.
Theo ông Trung, tổng số lao động của tỉnh Thanh Hóa đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài là trên 40.000 người, tập trung chủ yếu ở các thị trường như Nhật Bản (15.000 lao động); Đài Loan (Trung Quốc) (14.000 lao động); Hàn Quốc (8.000 lao động).
"Hàng năm số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình ước khoảng 345 triệu USD, tương đương 8.250 tỷ đồng. Số tiền gửi về đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu", ông Trung nhấn mạnh.
Ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quách Tuấn).
Lợi thế khác, người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức, kỷ luật nên khi về nước có cơ hội việc làm và tự tạo việc làm tốt hơn. Nhiều người lao động sau khi hồi hương đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh... góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm, phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thường Xuân, cho biết thời gian qua, nhận thức của người dân về chương trình đi lao động ở nước ngoài đã có chuyển biến rõ nét, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.
"Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc đi lao động ở nước ngoài. Chúng tôi cũng mong muốn các huyện tham gia chương trình tích cực hỗ trợ, chia sẻ thông tin, cách làm sáng tạo để chương trình được hiệu quả hơn nữa, qua đó giải quyết nhu cầu việc làm, học nghề hoặc xuất khẩu lao động, giúp người dân ổn định thu nhập, giảm nghèo bền vững...", ông Đứng nói.
Đăng thảo luận