'Cánh cửa khép hờ' - bất ngờ với vở cải lương về đề tài trí tuệ nhân tạo
  第1张 Cảnh trong vở diễn. (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Vở cải lương giả tưởng “Cánh cửa khép hờ” của Nhà hát Cải lương Việt Nam gây bất ngờ với khán giả bởi những thử nghiệm táo bạo, khi đưa đề tài về công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo lên sân khấu cải lương.

Lần đầu đưa AI lên sân khấu cải lương

Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng và ra mắt vở "Cánh cửa khép hờ" khai thác đề tài giả tưởng về trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Vở diễn do Tiến sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên và tác giả Hoàng Song Việt đồng tác giả. Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên đạo diễn, với sự tham gia của các nghệ sỹ Nhà hát Cải lương Việt Nam.

"Cánh cửa khép hờ" kể câu chuyện về cặp vợ chồng doanh nhân Phạm Thắng (diễn viên Minh Hải đóng) và Thanh Huyền (diễn viên Như Quỳnh đóng) đã ba lần sinh con, đều không nuôi được.

Phần vì thương vợ, phần vì toan tính muốn có một người con thông minh để lãnh đạo tập đoàn trong tương lai, doanh nhân Phạm Thắng đã đồng ý với ý tưởng "điên khùng" của vị giáo sư Ái (diễn viên Cù Đức Hảo) để cho ra đời một đứa trẻ biển đối gene, có trí thông minh và năng lực siêu phàm.

Như mong muốn, Phạm Tân Kỷ Nguyên - đứa trẻ là sản phẩm của công nghệ biến đổi gene ra đời, lớn lên trở thành một "siêu nhân," ngoài 20 tuổi đã có bằng tiến sỹ vật lý lượng tử cùng nhiều nghiên cứu khoa học gây chấn động.

Đặc biệt, Kỷ Nguyên đã thành công với việc cấy máy móc điện tử vào não của bà Dịu (diễn viên Nguyễn Thị Hà), một người đã hơn 80 tuổi, là dì ruột của ông Thắng, biến một người bị mất trí, bại liệt thành một Cyborg (người lai cơ khí).

Nhờ máy móc, công nghệ AI, bà Dịu trở thành một người có trí thông minh siêu phàm và cả năng lực tâm linh, bà tồn tại như một á thần.