Đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Kiều Loan ở xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa khi đang bận rộn với các công việc làm quạt lá để đáp ứng cho các khách hàng trong và ngoài tỉnh. 

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第1张

Bà Nguyễn Thị Kiều Loan, xã Ninh Bình, Ninh Hòa, Khánh Hòa nhiều năm gắn bó với nghề làm quạt lá. Ảnh: Công Tâm

Bà Loan cho hay, so với các năm trước thì năm nay khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt hàng quạt lá buông nhiều hơn, do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, từ đó các chị em phụ nữ lại có thêm công ăn việc làm và có thêm nguồn thu nhập ở một vùng nông thôn. 

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第2张

Nguyên liệu để làm quạt là những lá buông được thu mua lại của các hộ dân. Ảnh: Công Tâm

Bà Loan chia sẻ về nghề, trước đây bố mẹ làm nghề quạt lá sau đó bà tìm tòi học lại nghề này của gia đình và đến nay bà đã có thâm niên gần 40 năm. Nghề làm quạt lá trước ít người biết đến và hiện nay nghề này đang được nhân rộng, một số chị em phụ nữ đã kiếm thu nhập từ nghề này. 

Nghề làm quạt lá phải trải qua rất nhiều công đoạn, đầu tiên chọn thu mua nguyên liệu, sau đó về tách ra mang phơi khoảng 2- 4 nắng, thu gom để cẩn thận rồi qua công đoạn đưa màu vào. Tiếp theo, thuê nhân công làm theo yêu cầu của khách hàng và đóng vào bao giao cho khách hàng. 

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第3张

Những chiếc quạt lá mà khách hàng yêu cầu nhìn rất đẹp. Ảnh: Công Tâm

Theo bà Loan, nghề này cũng không khó lắm, chỉ cần chịu khó học hỏi và cẩn thận sẽ làm được, trung bình mỗi ngày thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày/người. Hiện gia đình của bà đã tạo công ăn việc làm cho 5 lao động. 

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第4张

Nguyên liệu làm được nhuộm màu sắc rất mát mắt. Ảnh: Công Tâm

Những chiếc quạt của gia đình bà Loan và công nhân nhìn rất đẹp, chắc chắn, với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, hồng,... khác nhau. Những bàn tay khéo léo của người phụ nữ làm ra cũng thuần thục theo từng công đoạn. 

Quạt có kích thước từ 12 - 40cm, quạt bán với giá bình quân 4.000 đồng/chiếc, bình quân mỗi tuần xuất bán khoảng 500 chiếc. Gia đình bà đề nghị các cấp cần hỗ trợ vốn để phát triển nghề và tạo công ăn việc làm cho địa phương. 

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第5张

Chiếc quạt lá được phơi trước khi giao cho khách hàng. Ảnh: Công Tâm

Ông Đặng Văn Nhuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Bình cho biết, bà Loan hiện là hội viên nông dân của địa phương và rất chịu khó làm ăn. Hội đang đề nghị thị xã Ninh Hòa và tỉnh hỗ trợ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển, gìn giữ làng nghề.

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第6张

Nghề làm quạt lá đang tạo công ăn việc làm cho các lao động. Ảnh: Công Tâm

 Theo ông Nhuận, công việc này tạo điều kiện cho chị em làm thêm lúc rảnh rỗi, nông nhàn để tăng thêm thu nhập. Hiện nay, nguồn lá buông này được khai thác ở các tỉnh khác chở về bán cho các đại lý. Sau đó, đại lý phân phối cho người dân để làm. Khi làm xong, các đại lý thu mua và thanh toán tiền cho người dân.

Tham khảo thêm

8X Khánh Hòa làm nông nghiệp tuần hoàn để giới thiệu cho nông dân hai huyện miền núi

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第7张

Trồng giống cây cho ra loại quả "khủng", nông dân Khánh Hòa hễ bán là thu khối tiền

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第8张

Giống lúa TBR97 của ThaiBinh Seed được thương lái săn lùng với giá cao, nông dân Khánh Hòa phấn khởi

Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá  第9张