Khối ngoại bán ròng khủng hơn 5 nghìn tỷ đồng

VN-Index hạ nhiệt đà tăng đầu phiên chiều do áp lực bán từ nhóm bất động sản. Tuy nhiên, dòng tiền nhanh chóng tìm đến nhóm ngân hàng, kéo chỉ số đi lên. Kết phiên, VN-Index tăng 7,01 điểm (+0,56%), lên 1.261,78 điểm.

Khối ngoại bán ròng hơn 5.000 tỷ đồng một cổ phiếu, VN-Index vẫn tăng 7 điểm  第1张

Thanh khoản cải thiện vào phiên chiều, giúp tổng khối lượng giao dịch cả ngày đạt 875 triệu đơn vị, tăng gần gấp 2 lần so với phiên liền trước, nhưng vẫn dưới mức trung bình 20 phiên. Thanh khoản duy trì ở mức 20 ngàn tỷ đồng trong phiên hôm nay. DXG, VIB, VHM, HPG là những mã được giao dịch nhiều nhất trên sàn HOSE. Còn ở HNX, SHS, CEO, TIG hút tiền.

Đà tăng của HVN giúp mã này trở thành đầu tàu kéo VN-Index lên mạnh nhất. Bên cạnh HVN, nhiều mã vốn hóa lớn như HPG, GVR, BCM, MWG cũng có đóng góp lớn.

Về diễn biến, nhóm bất động sản tăng nhẹ 0,14% nhờ VHM (+0,12%), HPX tăng trần, TCH (+2,55%). Tuy nhiên, nhìn chung vẫn gặp áp lực bán, với đa số cổ phiếu lớn điều chỉnh như: DXG (-2,97%), PDR (-2,08%), DIG (-1,68%)...

Nhóm ngân hàng tăng 0,46%, dòng tiền tìm đến các cổ phiếu tầm trung như VIB (+2,74%), HDB (+2,44%), VAB (+3,3%)...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng nghiêng về sắc xanh dù biên độ nhỏ: SHS tăng 1,43%; VIX, VND, MBS, BVS, CTS tăng gần 1%.

Khối ngoại bán ròng “khủng” trên sàn HOSE với tổng giá trị bán ròng hơn 5.252 tỷ đồng. Trong phiên bán ròng đột biến này, cổ phiếu VIB bị bán ròng hơn 5.540 tỷ đồng. Dù vậy, chốt phiên cổ phiếu VIB vẫn tăng 2,7% lên 18.750 đồng/cp. Nếu loại bỏ VIB, nhóm này mua ròng, nhiều nhất là VPB (276 tỷ đồng), GMD (172 tỷ đồng)...

Cổ phiếu VIB bị bán ròng hơn 5 nghìn tỷ đồng

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu VIB có giao dịch thỏa thuận lên đến 300,1 triệu cổ phiếu và hầu hết ở giá 18.000 đồng/cp. Tổng giá trị thỏa thuận lên đến 5.400 tỷ đồng. Toàn bộ số cổ phiếu trên được khối ngoại bán ra. Trước giao dịch này, VIB có cổ đông lớn nhất là khối ngoại Commonwealth Bank of Australia (CBA) đang nắm giữ hơn 440 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 14,78% vốn của VIB). Trước đó, chỉ trong hai phiên giao dịch 24 và 26/9, cổ đông ngoại CBA đã thực hiện giảm lượng lớn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại VIB, xuống dưới 15%.

Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường hồi giữa tháng 6, ngân hàng VIB đã được thông qua đề xuất giảm room ngoại từ 20,5% xuống 4,99% kể từ ngày 1/7. Điều này đồng nghĩa với việc CBA chỉ được phép bán ra cổ phần cho nhà đầu tư trong nước, không kể trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Giao dịch thoả thuận chỉ riêng ở cổ phiếu VIB cũng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại có một phiên bán ròng mạnh với tổng giá trị 5.242 tỷ đồng.