Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, thời điểm trăng sáng và đẹp nhất trong năm. Năm 2024, tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 17/9 dương lịch.
Xem nhanh: Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày nào? Nguồn gốc tết Trung thu Ý nghĩa tết Trung thuTết Trung thu 2024 rơi vào ngày nào?
Tết Trung thu còn có những tên gọi khác như tết Trông trăng, tết Thiếu nhi và tết Đoàn viên, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm.
Đây là thời điểm trăng sáng và đẹp nhất trong năm, cũng là một trong những ngày rằm quan trọng đối với người Việt.
Tết Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 17/9 dương lịch.
Thông thường, mọi người tổ chức vui Trung thu trong 3 ngày 14 – 16/8 âm lịch, tức ngày 16/9, 17/9, 18/9 dương lịch.
Trong ngày tết Trung thu sẽ có rất nhiều hoạt động ý nghĩa: Làm cỗ cúng gia tiên, làm cỗ thưởng nguyệt, rước đèn, múa lân, phá cỗ,…
Mâm cỗ tết Trung thu dành cho các em nhỏ. Ảnh: Cao Thanh ThủyNguồn gốc tết Trung thu
Theo tích xưa, tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm rằm tháng 8, khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp 1 vị tiên trong hình dạng một ông lão đầu bạc phơ.
Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất. Nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng dạo chơi. Trở về trần thế, luyến tiếc cung trăng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.
Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ này.
Theo các nhà khảo cổ học, tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121, từ đời nhà Lý, tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở Thăng Long.
Đến thời Lê - Trịnh, tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Ý nghĩa tết Trung thu
Phong tục ngày tết Trung thu ở Việt Nam rất đa dạng và tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động đều hướng đến trẻ em.
Vào dịp lễ này, trẻ em khắp nơi đều được nghe kể sự tích chú Cuội - chị Hằng, cùng nhau bày cỗ Trung thu, rước đèn, múa lân, hát trống quân,…
Hiện nay, nhiều nơi không còn phá cỗ trông trăng. Thay vào đó, các gia đình dành thời gian quây quần, đoàn viên, cùng ăn bánh ngắm trăng.
(Tổng hợp)
Đăng thảo luận