Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, các tổ chức cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn có thể bị phạt tiền với mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng.

Thời gian gần đây thường xuyên có những vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt gây tổn hại sức khỏe của người dân, ảnh hưởng tới cuộc sống của các gia đình. 

Ngoài hoạt động chữa trị cho các nạn nhân, cơ quan chức năng cũng sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác định các tập thể, cá nhân liên quan vụ việc ở mức độ nào để đưa ra hình thức xử phạt phù hợp. 

Tháng 7 vừa qua, chủ tiệm bánh mì ở TP Quảng Ngãi bị phạt tới 81 triệu đồng vì liên quan vụ ngộ độc thực phẩm khiến 6 người nhập viện. Các bệnh nhân sau khi ăn bánh mì tại đây phải vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nguyên nhân do thực phẩm nhiễm vi sinh vật (E.coli, Salmonella).

Trước đó, vào tháng 3, một tiệm bánh mì ở Sóc Trăng bị phạt tới 90 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 4 tháng và trả mọi chi phí điều trị cho 153 người với số tiền trên 384 triệu đồng. Nguyên nhân là tiệm đã chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc. 

Những khoản tiền phạt trên vẫn chưa phải là mức cao nhất đối với các hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng  第1张 Nhiều hàng ăn vỉa hè không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, những hành vi bị cấm trong chế biến thực phẩm bao gồm: 

1. Dùng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm.

2. Dùng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn.

3. Dùng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép hoặc trong danh mục được phép nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm.

4. Dùng động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Nếu vi phạm về an toàn thực phẩm, cá nhân, tập thể có thể bị: 

Xử phạt hành chính 

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bằng Nghị định 124/2021/NĐ-CP), cá nhân, tổ chức có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. 

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có 4 khung hình phạt sau đây:

Khung 1: Bị phạt từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau: 

- Dùng các chất ngoài danh mục được phép sử dụng cho sản phẩm trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng.

- Cung cấp, chế biến động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng.

- Nhập khẩu, cung cấp thực phẩm mà biết có sử dụng chất ngoài danh mục được phép trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5 đến dưới 20 triệu đồng. 

- Chế biến, cung cấp thực phẩm mà biết không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 5-20 người. 

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng  第2张 Bát đũa của một hàng ăn vỉa hè để dưới lòng đường, khó đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 

Khung 2: Bị phạt từ 200 tới 500 triệu đồng hoặc phạt tù 3-7 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức.

- Làm chết người.

- Gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 21-100 người.

- Gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Gây tổn hại sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%.

- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 đến dưới 200 triệu đồng. 

- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng.

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Bị phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:

 - Làm chết 2 người.

- Gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe từ 101 đến 200 người.

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122%. 

- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng.

Khung 4: Bị phạt tù từ 12 tới 20 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:

- Làm chết 3 người trở lên.

- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên.

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên.

- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.

- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 1-5 năm. 

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng  第3张

Mối lo ngại của bác sĩ liên quan vụ hàng loạt học sinh trường cao đẳng nhập viện

Trong 12 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải vào viện điều trị, một em được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Bệnh nhi tiếp tục được theo dõi các vấn đề tim mạch do có biểu hiện đau ngực. Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng  第4张

Cha tử vong, con trai cấp cứu nghi do ngộ độc sau khi ăn thịt cóc trong rừng

Người cha tử vong, còn con trai 5 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng rối loạn nhịp tim do ngộ độc sau khi ăn thịt cóc. Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng  第5张

Sau bữa tối, 3 người một nhà xuất hiện dấu hiệu lạ phải đi cấp cứu

Sau bữa cơm tối có món nấm xào hái trong vườn, canh bí, cá khô, 3 người một nhà ở Lào Cai bất ngờ chóng mặt, buồn nôn, phải đi cấp cứu trong đêm.