Hôm nay (2/10), Báo Tiền Phong và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo Ngày Thẻ Việt Nam 2024 hứa hẹn nhiều mới mẻ, hấp dẫn">"Hà Nội - thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở". Hội thảo là sự kiện điểm nhấn quan trọng của Ngày Thẻ Việt Nam 2024.
Một bức tranh Hà Nội mới
Các đại biểu tham dự hội thảo.Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho hay, qua 3 lần thực hiện (năm 2020, 2021 và 2023) được sự quan tâm, hưởng ứng của các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức liên quan, sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam đã khẳng định được ý nghĩa, sức lan tỏa rộng rãi đến đông đảo người dân đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Từ đó, góp phần tuyên truyền, phổ biến lợi ích của các phương thức thanh toán mới, hiện đại, góp phần thúc đầy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Ông Dũng nhấn mạnh thêm hội thảo này trong chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam lần thứ 4 diễn ra trong bối cảnh Hà Nội chuẩn bị chào đón một sự kiện lớn: Kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 10/10/2024). Đặc biệt, với sự tham gia của ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, đối với ngành ngân hàng nói chung và sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam của Báo Tiền Phong nói riêng.
Theo ông Dũng, hội thảo hôm nay sẽ cho thấy một bức tranh Hà Nội mới, phát triển và hiện đại theo đúng mục tiêu hướng tới mô hình thành phố thông minh, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Bên cạnh đó là bức tranh riêng khác của ngành ngân hàng, bức tranh về hệ sinh thái ngân hàng mở. Có thể nói, đây là một khái niệm tương đối mới.
Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - phát biểu tại hội thảo.
Dưới sự định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang dần chuyển mình, thay đổi mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng mở, gắn liền với sự kết nối và tích hợp nền tảng công nghệ, giải pháp thanh toán, chia sẻ dữ liệu... nhằm phát triển một hệ sinh thái số, hệ sinh thái ngân hàng mở.
Một mô hình rất khác
Ông Dũng rất tâm đắc với thông điệp mà một tiến sĩ đã nói tại hội thảo chủ đề này ở Đà Nẵng là thành phố thông minh phải đạt được 2S: Sạch và số. Trong kỷ nguyên số, ngân hàng mở, ngân hàng số có nghĩa là nhìn toàn TP. Hà Nội không thấy ngân hàng nhưng hoàn toàn làm dịch vụ ngân hàng trong các dịch vụ công của Hà Nội.
Ứng dụng ngân hàng hiện nay đã có sự khác biệt. Ví dụ trong thời gian vừa qua ứng dụng ngân hàng đã gọi 50 triệu lượt xe taxi từng điểm đến điểm đi; hay khách hàng sử dụng dịch vụ ứng dụng ngân hàng chọn được từng dịch vụ hàng hóa… Có nghĩa là ngân hàng mà không thấy ngân hàng, dịch vụ mà không thấy dịch vụ nhờ chuyển đổi số. Trước đây từng khâu trong dịch vụ hoạt động độc lập, bây giờ khác hoàn toàn.
"Hội thảo hôm nay rất quan trọng để Hà Nội hướng tới xã hội số, nền kinh tế số và các công dân số. Với tôi khi phụ trách công nghệ ngân hàng, tôi nhiều lần nói rằng báo chí là động lực, phương thức quan trọng để thực hiện mơ ước của riêng cá nhân tôi. Công dân Việt Nam, công dân của Hà Nội phải thực hiện được các dịch vụ trên thiết bị mobile. Nhưng để làm được rất khó. Với hệ thống ngân hàng đã sắp trở thành hiện thực. Nhiều ngân hàng thương mại lớn, số lượng giao dịch số đạt tới 94-97%. Tôi tin rằng nhiều người ngồi đây trong tháng vừa qua không tới ngân hàng nhưng ngày nào cũng thực hiện giao dịch trên hệ thống ngân hàng. Đây là bức tranh hoàn toàn khác của hoạt động dịch vụ", Ông Dũng nói.
Do đó, ông Dũng khẳng định muốn thực hiện thành phố thông minh, không thể tách rời hệ thống ngân hàng. Các hoạt động trong cuộc sống từ mua bán, hàng hóa dịch vụ, sản xuất kinh doanh đều nằm trong hệ thống ngân hàng vì phương thức thành toán là tiền. Nếu không tích hợp được thành phố thông minh với hoạt động ngân hàng, người dân chỉ được hưởng một phần của thành phố thông minh. Ngược lại hoạt động ngân hàng không tích hợp được với thành phố thông minh thì không thực hiện được quy trình khép kín.
Ông Dũng cũng thông báo, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thực hiện bảo lãnh điện tử. Một việc quan trọng nữa là Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cho vay điện tử.
Một điều quan trọng khi phát triển mô hình thành phố thông minh đó là người dân phải có tài khoản ngân hàng. Năm 2017, WB khảo sát ở Hà Nội chỉ có 31% người trưởng thành làm thẻ ngân hàng. Hiện nay Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước khảo sát con số này đã lên tới 80%. Để đạt được việc này, báo Tiền Phong góp phần không nhỏ. Thay mặt Ngân hàng Nhà nước, ông Dũng cảm ơn Báo Tiền Phong và báo chí.
Ông Dũng thông tin thêm, từ ngày 1/1/2025, tài khoản nào chưa xác thực với căn cước công dân do công an cấp sẽ dừng việc giao dịch trên kênh điện tử. Các ngân hàng sẽ triển khai nghiêm túc việc này. Các tài khoản của ngân hàng phải tài khoản đối chiếu với Bộ Công an để đảm bảo giảm thiểu tình trạng cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng để góp phần ngăn chặn tình trạng lừa đảo.
Qua hội thảo, ông Dũng cũng gửi lời cảm ơn tới TP. Hà Nội, C06 và các sở ban ngành đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để chống lừa đảo qua tài khoản ngân hàng thời gian qua.
Kinh tế
Chủ tịch TPHCM kêu gọi người dân đóng góp làm dự án hàng trăm tỷ USD
Kinh tế
Giá xăng giảm mạnh từ 15h chiều nay
Kinh tế
Honda Việt Nam trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Kinh tế
Đăng thảo luận