Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong nghệ thuật, khi AI-Da trở thành họa sĩ robot đầu tiên có tác phẩm được bán đấu giá bởi nhà đấu giá danh tiếng Sotheby's.

Cột mốc lịch sử về nghệ thuật: Sotheby's bán đấu giá tác phẩm do AI tạo ra  第1张

“Họa sĩ robot” AI-Da bên bức chân dung Alan Turing, cha đẻ của máy tính hiện đại - Ảnh: Sotheby’s/SWNS

Tác phẩm có tên "AI God" là một chân dung nguyên bản của Alan Turing, cha đẻ của máy tính hiện đại, được tạo ra bằng các thuật toán AI của robot AI-Da. Tác phẩm này lần đầu tiên được trưng bày tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 5-2024.

Nghệ sĩ AI ngày càng hoàn thiện

Tại Tuần lễ nghệ thuật số của Sotheby's, diễn ra từ 31-10 đến 7-11 tới, "AI God" dự kiến sẽ thu về từ 100.000 - 150.000 bảng Anh (khoảng 4,2 - 5 tỉ đồng). Bên cạnh tác phẩm "AI God", Tuần lễ nghệ thuật số của Sotheby's còn giới thiệu những tác phẩm độc đáo của những nghệ sĩ được săn đón như Refik Anadol, PAK, Xcopy, DesLucrece và nhiều nghệ sĩ nổi bật khác trong lĩnh vực nghệ thuật số.

  • Cột mốc lịch sử về nghệ thuật: Sotheby's bán đấu giá tác phẩm do AI tạo ra  第2张

    Mặt trái của trí tuệ nhân tạoĐỌC NGAY

Trong những ngày đầu của kỷ nguyên AI, lo ngại chủ yếu tập trung vào khả năng thay thế con người của AI trong các ngành nghề truyền thống như lao động tay chân hoặc các công việc hành chính. Nhưng giờ đây, AI đã vượt ra khỏi những giới hạn đó và dần bước chân vào các địa hạt sáng tạo, vốn là nơi tưởng chừng không thể thay thế bởi máy móc.

AI-Da là một trong những ví dụ điển hình. Không chỉ hoạt động dựa trên thuật toán phức tạp, AI-Da còn có khả năng sử dụng camera để "nhìn" và bàn tay sinh học để "vẽ". Quá trình sáng tạo của AI-Da không khác gì mấy so với một nghệ sĩ con người. Đầu tiên, robot này quan sát và sau đó mới sáng tác.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý không chỉ nằm ở việc AI-Da sao chép hình ảnh mà còn ở khả năng sáng tạo ra những tác phẩm trừu tượng. Tác phẩm "AI God" với nét vẽ u tối và khuôn mặt bị phá vỡ, phản ánh nỗi lo ngại của Alan Turing về tương lai mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong việc quản lý AI. Aidan Meller, người sáng lập AI-Da, cho biết: "Cô ấy ngày càng hoàn thiện hơn".

Triển lãm nghệ thuật đầu tiên của AI-Da diễn ra vào năm 2019 với 20 bức tranh, 8 bức vẽ, 4 tác phẩm điêu khắc và 2 video. Năm 2022, AI-Da lại trở thành tiêu điểm chú ý khi vẽ chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng tại lễ hội âm nhạc Glastonbury bao gồm: Billie Eilish, Diana Ross, Kendrick Lamar và Paul McCartney. Cho đến nay, "cô" đã bán được hơn 1 triệu bảng Anh các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Sức mạnh AI vươn tới đâu?

Sự kiện "AI God" được bán đấu giá tại Sotheby's sắp tới không chỉ đánh dấu sự kết hợp độc đáo giữa AI và nghệ thuật, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của con người trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng.

Trong lĩnh vực kinh tế và sản xuất, AI được dự báo sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lượng carbon phát thải và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Theo dự báo từ Microsoft và PwC, AI có thể đóng góp đến 5,2 nghìn tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

Xu hướng dùng AI trong các ngành dịch vụ dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh. Đến năm 2050, các chuyên gia dự đoán AI sẽ có khả năng đọc hiểu cảm xúc của con người, cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

  • Cột mốc lịch sử về nghệ thuật: Sotheby's bán đấu giá tác phẩm do AI tạo ra  第3张

    Tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) lần đầu được đưa vào luậtĐỌC NGAY

Các cảm biến và thiết bị đeo thông minh sẽ ghi nhận các biểu hiện trên khuôn mặt và phối hợp với dữ liệu khác để cung cấp trải nghiệm tối ưu hóa cho người dùng. AI cũng sẽ hỗ trợ việc di chuyển liền mạch giữa các môi trường thực và ảo, nâng cao sự tiện lợi và tương tác của khách hàng với các doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực y tế, Google Health đã phát triển hệ thống AI có khả năng chẩn đoán chính xác các vấn đề về da và cải tiến các phương pháp điều trị bệnh phức tạp. Hệ thống Articulate Medical Intelligence Explorer (AMIE) của Google cũng đã vượt qua các bác sĩ, đáp ứng 24/26 tiêu chí giao tiếp và chẩn đoán bệnh.

Dự đoán đến năm 2030, AI sẽ cho phép phát hiện và chẩn đoán sớm các căn bệnh nguy hiểm thông qua các thiết bị theo dõi sức khỏe tại nhà, giảm sự phụ thuộc vào bệnh viện.

AI có khả năng tích hợp dữ liệu gene, hệ thống y tế và các thiết bị theo dõi thời gian thực của bệnh nhân, giúp các chuyên gia nắm bắt được thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe với độ chính xác cao. Từ đó sẽ giúp dự đoán và điều trị bệnh từ sớm, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong tương lai, AI sẽ góp phần tạo ra hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả hơn. Xe tự lái hứa hẹn sẽ mang lại sự tiện lợi cao hơn, chi phí thấp hơn và an toàn hơn. Nhiều ý kiến cho rằng nhờ vào công nghệ AI, các xe có thể giao tiếp với nhau, từ đó hạn chế ùn tắc và va chạm, giúp giảm thiểu đến 90% tai nạn giao thông.

Những rủi ro đi kèm

Tuy nhiên, sự phát triển của AI trong hầu hết mọi lĩnh vực đời sống cũng đặt ra nhiều thách thức về bảo mật thông tin cá nhân, đạo đức và sự phụ thuộc vào AI, dẫn đến khả năng mất đi sự sáng tạo và quyền kiểm soát của con người.

Sự phát triển của AI cũng tạo ra nhiều thách thức cho các nhà lập pháp và cơ quan quản lý.

Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Đạo luật AI, khung pháp lý toàn diện đầu tiên nhằm quản lý AI tại khu vực EU. Đạo luật AI của EU có hiệu lực từ ngày 1-8-2024 và được coi là động thái mang tính đột phá trong việc thiết lập các quy định về AI.

Trên quy mô nhỏ hơn, các bang của Mỹ, bao gồm: California, Virginia và Colorado, cũng đã giới thiệu các quy định riêng về AI.

Nhiều ngành cũng đang phát triển các khuôn khổ nội bộ cho việc sử dụng AI có trách nhiệm.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc đã khởi xướng các cuộc thảo luận toàn cầu về quản trị AI, thúc đẩy hợp tác quốc tế và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức.