Được gọi là “thử nghiệm khe hở Schamroth” hoặc “thử nghiệm kim cương”, mẹo năm giây này nhằm tìm ra móng tay dùi trống (còn gọi móng tay hình chùy) - dấu hiệu rõ ràng của bệnh.
Chỉ cần ép hai móng tay cái hoặc móng tay trỏ lại với nhau và xem có khe hở hình kim cương (hình thoi) xuất hiện giữa chúng không.
Nếu không có khe hở, đó có thể là dấu hiệu của sự tích tụ chất lỏng xung quanh phổi, một dấu hiệu rõ ràng của ung thư phổi – một loại ung thư cói tỷ lệ tử vong cao nhất ở Mỹ.
Thử nghiệm “khe hở Schamroth” hoặc “thử nghiệm kim cương” được thiết kế để kiểm tra ngón tay dùi trống (hình chùy), vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ảnh: Shutterstock.
Mẹo này là chủ đề của nhiều bài đăng trên mạng xã hội và thường được sử dụng như một công cụ sàng lọc sớm cho bệnh.
Ngón tay dùi trống xảy ra khi mô mềm ở đầu ngón tay sưng lên và làm cho móng tay thay đổi hình dạng.
Các cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, mặc dù các chuyên gia tin rằng nó có thể do sự sản xuất quá mức của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), một loại protein hướng dẫn mạch máu phát triển.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến nhất. Ung thư phổi không tế bào nhỏ phát triển và lây lan ít mạnh hơn ung thư phổi tế bào nhỏ, có nghĩa là nó thường có thể được điều trị thành công hơn bằng phẫu thuật, hóa trị và các phương pháp điều trị y tế khác. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi không tế bào nhỏ và các loại ung thư phổi khác. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với amiăng, chất ô nhiễm không khí và nước, và khói thuốc thụ động.
Điều này dẫn đến tăng lưu lượng máu đến các khu vực như ngón tay, cũng như sự tích tụ chất lỏng khắp cơ thể gọi là phù và viêm.
Người ta tin rằng ngón tay dùi trống phổ biến hơn với ung thư phổi không tế bào nhỏ - dạng phổ biến nhất - vì 35% bệnh nhân báo cáo điều này.
Trong khi đó, chỉ có một trong số 20 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có ngón tay dùi trống.
Tuy nhiên, nếu không thấy khe hở hình kim cương đó, không có nghĩa là chắc chắn mắc ung thư.
Người khỏe mạnh thường có có một khe hở hình kim cương (hình thoi) giữa các móng tay khi họ ép chúng lại với nhau. Nếu khe hở đó không xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ngón tay dùi trống – thường là dấu hiệu của ung thư phổi. Đồ họa: Mail Online.
Ngón tay dùi trống cũng xuất hiện ở các tình trạng như bệnh Celiac, viêm loét đại tràng và vấn đề về tuyến giáp. Bệnh Celiac là một bệnh qua trung gian miễn dịch ở những người nhạy cảm về mặt di truyền do không dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy và khó chịu ở bụng.
Ngón tay dùi trống hay chứng ngón hình chùy là một sự biến dạng của các móng tay hoặc chân liên quan đến nhiều loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh về tim và phổi. Móng tay dùi trống vô căn có thể xảy ra, nhưng là một tình trạng hiếm.
Thử nghiệm “kim cương” này cũng đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Ông Daniel Sugai, một bác sĩ da liễu ở thành phố Seattle (Mỹ), nói trên TikTok rằng ông khuyến nghị thử nghiệm này và đặc biệt lo ngại về ung thư phổi ở những bệnh nhân có ngón tay dùi trống.
Cô Ashley Vassallo, người được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn bốn ở tuổi 30, cho biết ngón tay dùi trống là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, mặc dù cô không biết về “thử nghiệm kim cương” cho đến khi cô phải nhập viện.
Trong một video trên TikTok, cô Ashley chiếu một đoạn clip của người sống sót sau ung thư phổi Aurora Lucas thảo luận về các triệu chứng mà cô ấy nhìn thấy khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở tuổi 28.
Cô Aurora cho biết trong khi được điều trị ung thư, các bác sĩ kiểm tra hình dạng móng tay của cô liên tục, nói với cô rằng ung thư có thể đã gây ra điều đó.
Cô Ashley Vassallo (trái), người được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn bốn ở tuổi 30, cho biết cô đã trải qua hiện tượng ngón tay dùi trống như một trong những triệu chứng đầu tiên của cô. Ông Daniel Sugai, một bác sĩ da liễu ở thành phố Seattle (Mỹ), nói trên TikTok rằng ông khuyến nghị thử nghiệm này để kiểm tra hiện tượng ngón tay dùi trống. Nguồn: Mail Online.
Ung thư phổi tế bào nhỏ
Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư phổi là một căn bệnh ung thư ác tính, xảy ra khi các tế bào gây ung thư phát triển mạnh mẽ trong các mô phổi. Có hai phân loại chính của ung thư phổi: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Hai loại này có tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Khoảng 15% trường hợp ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ có 3 điểm căn bản khác với ung thư phổi không tế bào nhỏ là:
-Tiến triển nhanh đến di căn và tử vong, ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn khu trú nếu không được điều trị thời gian sống khoảng 12 -15 tuần, ở giai đoạn lan tràn từ 6 – 9 tuần.
-Ở nhiều bệnh nhân, ung thư phổi tế bào nhỏ tiết ra chất nội tiết thần kinh biệt hóa gây ra các hội chứng cận ung thư trên lâm sàng.
-Ung thư phổi tế bào nhỏ rất nhạy cảm với điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Do đặc thù của ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh tới di căn xa, đặc biệt nhạy cảm với hóa trị nên hóa xạ trị đóng vai trò chủ yếu trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ.
Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận