40 năm - một tình yêu với nghề làm khuôn bánh Trung thu truyền thống

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第1张

Chân dung ông Trần Văn Bản - nghệ nhân đã có 40 năm tận tuỵ với nghề. Ảnh: Nhật Hà

Ông Trần Văn Bản (sinh năm 1966, ở thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong, huyện Thương Tín, Hà Nội) chia sẻ, thôn Thượng Cung vốn nổi tiếng với nghề làm mộc lâu đời, trong đó có sản phẩm khuôn bánh Trung thu làm thủ công được nhiều người biết tới.

Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, nghề làm khuôn bánh Trung thu, khuôn xôi, khuôn oản nơi đây dần mai một, hầu hết mọi người chuyển sang làm tượng gỗ nhằm cho thu nhập cao. Thế nhưng bằng tình yêu với nghề làm khuôn bánh, ông Bản vẫn duy trì nghề cũ cho tới tận ngày nay.

"Với tôi, nghề làm khuôn bánh Trung thu thủ công còn là cả một kỷ niệm không dễ gì phôi phai. Khi tôi là cậu học trò cấp 3, khoảng năm 16 tuổi, thấy các cụ làm khuôn bánh thì cũng tò mò học theo. Sau đó để thành thạo hơn, tôi vừa học vừa làm bằng cách đi tiếp thị bánh Trung thu cho các nhà hàng".

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第2张

Nhiều khuôn bánh Trung thu từ to tới nhỏ được trưng bày trong nhà ông Bản. Ảnh: Nhật Hà

Qua thời gian chăm chỉ mày mò, học hỏi, tay nghề của ông Bản ngày càng hoàn thiện và trở thành nghệ nhân. Lúc đầu, cũng như các cụ trong làng, ông Bản chỉ làm những khuôn bánh có chi tiết hoa văn đơn giản như hoa mai, hoa cúc, trúc, hoa sen. Thì giờ đây, theo thị hiếu của khách hàng, công ty, doanh nghiệp … ông Bản có thể làm được nhiều khuôn bánh có hoa văn, logo cầu kỳ, phức tạp.

Gỗ để làm khuôn bánh thường là gỗ xà cừ vì thớ mịn, dẻo dai, độ bền cao. Trước đây khi chưa sử dụng gỗ xà cừ, người dân nơi đây dùng gỗ thị, nhưng theo thời gian, nhiều người chặt thị để lấy đất làm nhà nên gỗ xà cừ được thay thế.

Quy trình để tạo ra được một khuôn bánh Trung thu thủ công phải trải qua nhiều công đoạn: Gỗ xà cừ sau khi mua về làm sạch, bào nhẵn, bảo quản nơi khô ráo, sau đó xẻ gỗ theo kích thước từng mẫu mà khách hàng muốn làm. Khuôn sâu thì làm gỗ dày, khuôn nông làm gỗ mỏng.

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第3张

Ông Bản dù đã gần 60 tuổi, đôi mắt không còn được tinh anh như xưa, nhưng ông vẫn miệt mài với công việc. Ảnh: Nhật Hà

Thời gian để hoàn thành một sản phẩm sẽ tuỳ thuộc vào sản phẩm mà khách hàng đặt. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ về máy móc, nên 1 khuôn bình thường sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, tuỳ theo hoa văn. Còn với những khuôn bánh có độ phức tạp cao hay những khuôn bánh to thì mất 1 - 2 ngày.

Sản phẩm to nhất mà ông Bản từng làm có kích thước bằng 2/3 chiếc phản gỗ (dùng để trưng bày trong triển lãm hội chợ) thì ông dùng hết 1 tháng để hoàn thiện nó.

Theo ông Bản, điều khó nhất khi chế tác, đó là những hoa văn văn nhỏ, cầu kỳ, bởi hiện nay, các khuôn bánh mà cá nhân, doanh nghiệp đặt thường có đường kính nhỏ, và sâu lòng.

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第4张

Một khuôn bánh Trung thu có những chi tiết cầu kì, tinh xảo được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của ông Bản. Ảnh: Nhật Hà

Dù vậy, hiện nay việc đặt hàng của khách cũng thuận tiện hơn trước, tất cả các giao dịch đều thông qua Internet. Khách hàng chọn mẫu, gửi mẫu qua số zalo. Sau đó, khi hoàn thành sản phẩm, tôi lại đóng gói gửi đi.

"Khách hàng đặt khuôn bánh Trung thu làm thủ công của tôi không chỉ có người trong nước, thậm chí cả khách nước ngoài cũng háo hức đặt/mua để làm quà lưu niệm", ông Báu tự hào.

Ngoài làm khuôn bánh Trung thu thủ công, khi hết mùa Trung thu, ông Bản cùng vợ làm thêm khuôn xôi, khuôn oản phục vụ người mua. Hoặc ông bà cấy lúa, chăn nuôi vịt, trồng trọt, canh tác thêm mấy sào hoa sen.

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第5张

Giá khuôn bánh trung thu dao động từ 300-500 nghìn đồng. Thậm chí, có khuôn lên tới hơn 30 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hà

"Cứ từ đầu tháng 5 âm lịch, khách hàng đặt nhiều, tôi phải huy động hết con cháu, người nhà cùng làm. Có nhiều lần, ông phải thức đến 2-3 giờ sáng để kịp giao hàng cho khách. Khi tôi cố gắng bám trụ với nghề, nghề không phụ lại tôi. Công việc hiện tại, giúp gia đình tôi có mức thu nhập tốt, ổn định cuộc sống". Ông Bản bộc bạch. 

Chúng ta cùng xem thêm một số hình ảnh khi ông Bản thực hiện các công đoạn làm khuôn bánh Trung thu truyền thống.

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第6张

Gỗ được sử dụng làm khuôn bánh là gỗ xà cừ, sau khi mua về sẽ được làm sạch, bào nhẵn và xẻ ra từng mảnh. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第7张

Trước đây một khuôn bánh Trung thu sẽ được làm thủ công hoàn toàn sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng ngày nay với sự hỗ trợ của máy móc nên người thợ sẽ đỡ vất vả hơn. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第8张

Sau khi dùng máy tiện để hình thành khuôn bánh thì ông Bản sẽ sử dụng các dụng cụ mộc để bắt đầu sáng tác các chi tiết bên trong khuôn bánh theo đơn đặt hàng của khách. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第9张

Các dụng cụ làm mộc của ông Bản có rất nhiều kích thước từ to đến bé, từ dài tới ngắn. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第10张

Công đoạn đục các chi tiết hoa văn trong khuôn bánh là công đoạn khó nhất đối với 1 nghệ nhân. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第11张

Chi tiết càng nhỏ, thì độ khó càng tăng lên. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第12张

Ông Bản tập trung ở tất cả các công đoạn để làm sao sản phẩm khi hoàn thành tránh được lỗi dù nhỏ nhất. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第13张

Theo ông Bản, có một thời người tiêu dùng thích sử dụng khuôn bánh Trung thu bằng chất liệu nhựa/silicon nên số người đặt hàng khuôn gỗ nhà ông đã giảm đi một nửa. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhận thấy sự mất an toàn của khuôn nhựa/silicon nên khách lại quay lại dùng khuôn gỗ. Ảnh: Nhật Hà

Người níu hồn Trung thu cũ bằng khuôn gỗ thủ công  第14张

Khuôn bánh Trung thu truyền thống, cách bảo quản cũng như bảo quản thớt gỗ. Sau khi sử dụng, hãy rửa sạch và để nơi khô thoáng. Theo ông Bản, nếu bảo quản tốt, có nhiều khuôn có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. Ảnh: Nhật Hà

Về làng làm đậu phụ nổi tiếng Thái Bình, miếng đậu phụ mỏng như lát chả cá và được bán theo cân

Thắt lòng hình ảnh người dân làng chài hối hả chạy bão Yagi ở Thái Bình

Con đường đẹp tựa phim Hàn kết nối Hải Dương – Thái Bình